Trong quá trình ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, chỉ cần bạn “sai một ly” thôi cũng có thể ”đi cả ngàn dặm” và gặp phải những rủi ro không đáng có. Thậm chí, nhiều người bởi vì không chú ý đọc kỹ những nội dung, điều khoản có trong hợp đồng nên bị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Vậy có cách nào để nắm chắc quyền lợi của mình khi làm hợp đồng thuê hay không? Hãy theo dõi bài viết này cùng Elyza Land để hiểu thêm nhé!
Bất kể là bạn thuê mặt bằng từ người quen hay người lạ, diện tích lớn hay nhỏ, khi bắt đầu đưa tay ký vào bản hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh thì hãy đọc thật kỹ càng. Bạn không nên bỏ qua bất kỳ nội dung nào dưới đây:
Trước tiên chính là chi phí thuê mặt bằng thanh toán từng tháng, quý hoặc từng năm. Để hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý, khiến bạn gặp rắc rối trong quá trình thuê mặt bằng thì bạn nên chú ý tới thời gian mà chủ nhà cần báo trước, nếu muốn tăng giá mặt bằng cho thuê.
Hơn nữa, bạn hãy chắc chắn rằng trong số tiền thuê trên hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh còn có thể phát sinh thêm khoản nào khác nữa không? Giá thuê mặt bằng đó đã gồm thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) chưa?…
Đây là một nội dung quan trọng mà bạn phải chú ý đầu tiên, để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” khi thuê mặt bằng. Thông thường, bạn sẽ được phía chủ nhà yêu cầu cọc trước một khoản tiền từ 3 đến 6 tháng tiền thuê và sẽ trả lại ngay sau khi kết thúc hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu hai bên chỉ thỏa thuận bằng miệng thì hoàn toàn không có giá trị về mặt pháp lý, nếu như có tranh chấp xảy ra và dĩ nhiên bạn là người chịu thiệt. Do đó, bạn hãy chú ý kỹ trong hợp đồng có nội dung ghi rõ chủ nhà sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền cọc cho bạn sau khi hết hạn hợp đồng không. Thậm chí bạn nên xem xét đến một vài điều khoản liên quan khiến việc hoàn trả tiền cọc khi hủy bỏ hợp đồng hoặc chỉ trả theo tỷ lệ cụ thể,…
Một bản hợp đồng thường có khá nhiều nội dung, chi tiết nhỏ, nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn nếu không xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu tâm khi muốn ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh dài hạn:
#Thời gian thuê mặt bằng
Khi bên chủ nhà đơn phương hủy hợp đồng trước hạn, thời gian thuê và những điều khoản bồi thường là những vấn đề cần chú ý, để tránh việc bị lấy lại mặt bằng khi đang kinh doanh ổn định mà bị từ chối bồi thường. Hơn nữa, nhằm hạn chế việc đền hợp đồng, bạn nên lựa chọn thời gian thuê ngắn hạn khoảng từ 3 – 6 tháng hoặc 6 tháng – một năm.
#Ngày bắt đầu thuê mặt bằng
Đây sẽ là thông số cơ bản để có thể xác định thời gian mà bạn cần trả tiền thuê mặt bằng hàng tháng. Bạn nên trao đổi với chủ nhà xem về khoảng thời gian trả tiền có thể “xê dịch” trong vòng mấy ngày. Hoặc nếu bạn nộp chậm hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh thì có phải chịu phí phạt gì không.
#Diện tích thuê mặt bằng
Diện tích thuê sẽ được ghi rõ trong hợp đồng, do đó bạn nên đến tận nơi để xem xét và đo đạc cụ thể. Điều này nhằm để tránh tình trạng chủ nhà lấn chiếm mặt bằng trong thời gian cho thuê.
#Tình trạng bàn giao mặt bằng
Trước khi bạn nhận mặt bằng thì nên kiểm tra kỹ càng những chi tiết nhỏ xung quanh như: đường dây điện, hệ thống nước, đèn chiếu sáng, bờ tường, cửa chính, cửa sổ,… Hãy bảo đảm rằng chúng vẫn sử dụng tốt nhằm để tránh phát sinh chi phí sửa chữa. Bạn cũng nên làm một bản trình bày tình trạng chung của mặt bằng trước khi bàn giao, kèm theo hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, có dấu chữ ký xác nhận của cả hai bên.
#Khoản chi phí tăng hàng năm
Đây được xem là khoảng phí thuê tăng dần mỗi năm, bạn nên thương lượng rõ ràng với chủ nhà để ghi một con số cụ thể vào trong bản hợp đồng.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 5 vấn đề cần lưu ý khi muốn thuê mặt bằng kinh doanh
Ngoài những thông tin cơ bản nhưng quan trọng mà bạn cần chú ý ở trên, bạn cũng không được bỏ qua những điều khoản bổ sung trong hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh như sau:
#Quy định lối ra vào và chỗ để xe của chủ nhà
Bạn nên ghi ra điều khoản này trong hợp đồng, về việc chủ nhà có thể hoặc không được sử dụng lối đi riêng và để xe cộ trước cửa hàng. Bởi điều này vô hình trung sẽ làm giảm diện tích kinh doanh của mặt bằng, đồng thời gây ra nhiều bất tiện cho hoạt động kinh doanh của bạn.
#Thời gian diễn ra hoạt động kinh doanh
Thời gian kinh doanh cũng là một mục quan trọng mà bạn nên ghi rõ điều này trong hợp đồng thuê mặt bằng, nhằm tránh xảy ra tranh chấp nếu như gặp phải những chủ nhà khó tính.
#Quy định về việc gia hạn thêm hợp đồng
Trong hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, bạn phải thỏa thuận kỹ những quy định về việc gia hạn hợp đồng, để có thể duy trì và phát triển vị trí kinh doanh của mình. Bởi đã có nhiều trường hợp muốn tiếp tục thuê nhưng bị “hét giá” ngay sau khi hết hạn hợp đồng, do chủ nhà thấy công việc làm ăn phát đạt.
#Quy định về việc tu sửa mặt bằng cho thuê
Khi thuê mặt bằng để kinh doanh, chắc chắn rằng bạn sẽ cần tu sửa, trang trí lại sao cho phù hợp với phong cách mà cửa hàng hướng tới. Do vậy, bạn nên trao đổi kỹ càng với phía chủ nhà về định hướng thiết kế của cửa hàng sao cho phù hợp nhất.
#Tăng tính pháp lý đối với hợp đồng thuê mặt bằng
Cuối cùng, điều cần nhớ nhất đó là trong lúc thỏa thuận và ký kết hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh giữa chủ nhà và người thuê thì phải được được Cơ quan Nhà nước tại địa phương công chứng. Điều này nhằm đảm bảo tính giá trị pháp lý, đồng thời giúp bạn xác định danh tính của chủ nhà thật sự, tránh tình trạng bị lừa đảo.
Trên đây tất cả những điều cần lưu ý trước khi bạn quyết định đặt bút ký kết hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh mà Elyza Land muốn chia sẻ đến cho bạn. Nếu bạn đang tìm thuê mặt bằng kinh doanh tại khu vực Hà Nội, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline: 039 495 0406 (Mrs. Hậu) để được đội ngũ chuyên viên tư vấn và hỗ trợ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cho thuê bất động sản, Elyza Land sẽ giúp bạn tìm được mặt bằng kinh doanh nhanh chóng, phù hợp và giá cả tốt nhất!
Elyza Land
Thông tin liên hệ: